Máy tạo khí nitơ bơm lốp xe
04/05/2023
Tóm tắt nội dung
Thông thường lốp xe có thể được bơm đầy bằng không khí khô hoặc khí nitơ đậm đặc. Lốp xe được bơm khí nitơ mang lại một số lợi ích vượt trội hơn so với không khí khô. Nhiều tài xế thích bơm khí nitơ hơn vì nó được cho là giảm nhu cầu kiểm tra áp suất lốp. Tuy nhiên việc kiểm tra thường xuyên áp suất hơi của lốp vẫn rất cần thiết, trung bình, tất cả các lốp xe nên được kiểm tra trong khoảng thời gian hai tuần. Hiện nay, không những các loại lốp xe chuyên dụng, mà ngay cả những phương tiện di chuyển hành trình dài như xe máy, ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách đều có nhu cầu sử dụng khí nitơ bơm lốp xe. Do đó, các trạm sửa chữa bảo dưỡng lốp ô tô, xe máy chuyên nghiệp thường có trang bị đầy đủ thiết bị máy bơm khí nitơ hỗ trợ bơm lốp khi cần. Vậy máy tạo khí nitơ có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Hãy cùng Khí Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Máy tạo khí nitơ là gì?
Máy tạo khí nitơ là thiết bị chuyên dụng có khả năng tạo ra khí nitơ đậm đặc bằng cách tách khí nitơ từ nguồn khí nén trong máy nén khí. Khác với những loại máy bơm không khí thông thường, máy bơm khí nitơ có nhiều điểm ưu việt giúp lốp xe của bạn hoạt động tốt và bền hơn. Sử dụng khí nitơ bơm lốp sẽ giúp ổn định áp suất lốp, tránh hiện tượng oxy hóa và chống cháy nổ lốp xe. Đồng thời, với việc bơm khí nitơ bạn hoàn toàn không phải lo lắng về độ giãn lốp, gây nguy hiểm cho việc lái xe ở tốc độ cao. Hiện nay hầu như các gara, trạm sửa chữa bảo dưỡng ô tô xe máy chuyên nghiệp đều sở hữu các loại máy tạo khí nitơ tại chỗ.
-
- Xem thêm: Ưu điểm của việc bơm khí nitơ vào lốp xe
Các loại máy tạo khí Nitơ
Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy tạo khí nitơ: máy tạo khí dạng màng và máy sử dụng công nghệ PSA.
1.Máy Tạo Nitơ Dạng Màng
Máy tạo khí nitơ dạng màng hoạt động dựa trên phương pháp thẩm thấu phân tử qua một bộ phận được gọi là tổ hợp bó sợi dày đặc. Tổ hợp này có cấu trúc dạng nhiều sợi hình ống kết bó lại, mỗi sợi có khe lưới để lọc phân tử oxy và các phân tử khác nhưng để cho phân tử nitơ đi qua. Không khí đưa vào bộ phận tách sẽ được nén ở áp suất cao, dòng khí đi qua các bó polimer dày đặc và sẽ bị khuếch tán, phân tử oxy và các phân tử khí khác bị khuếch tán ra ngoài thành bó sợi, phân tử nitơ với độ khuếch tán thấp sẽ đi qua bó polimer và đi tiếp vào buồng nén.
-
- Ưu điểm của máy tạo Nitơ dạng màng so với dòng PSA: Máy dạng nằm ngang, gọn, chiếm ít diện tích, dễ lắp đặt và giá thành rẻ.
- Nhược điểm của máy tạo khí Nitơ dạng màng: để tạo ra cùng một thể tích khí nitơ thì máy tiêu tốn nhiều nguyên liệu khí nén hơn so với dòng PSA, việc này gián tiếp gia tăng điện năng tiêu thụ. Bộ phận màng cũng không tách triệt để được phân tử, dẫn đến độ tinh khiết của khí Nitơ được tạo ra thấp hơn máy PSA , chỉ đạt tối đa 99.5%. Máy tạo khí Nitơ dạng màng cũng rất nhạy cảm với không khí trong môi trường, bị các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm, nhiệt độ, ảnh hưởng của nguồn khí khác như hóa chất, độ mặn của khí gần biển… làm ảnh hưởng đến độ tinh khiết của khí nitơ.
2. Máy tạo khí nitơ PSA
Hiện nay hầu hết các máy tạo khí nitơ trên thị trường đều sử dụng công nghệ PSA (Pressure Swing Adsorption – hấp phụ áp suất chuyển đổi). Đây là công nghệ tách khí nitơ từ hỗn hợp không khí trong khí quyển dựa vào tính năng hấp thu đặc biệt của phân tử cacbon CMS để tách khí nitơ trong áp suất cao.
Đúng như tên gọi của mình, nguyên tắc cốt lõi của công nghệ PSA là hấp phụ áp suất chuyển đổi. Công nghệ này là một quy trình vận hành siêu sạch và sử dụng “nguyên liệu thô” duy nhất là không khí. Công nghệ PSA sử dụng nguồn nguyên liệu không khí ngay tại nơi đặt máy, tạo nên nguồn cung cấp khí nitơ tinh khiết cao liên tục không gián đoạn.
Hấp phụ áp suất chuyển đổi là một phát minh công nghệ được sử dụng để tách một hoặc một vài loại khí ra khỏi hỗn hợp, dựa trên đặc tính của vật liệu hấp phụ là hấp phụ một hoặc một vài loại khí ở một áp suất cho trước và giải hấp khí đó ở áp suất thấp hơn nhất định. Hai quá trình hấp phụ ở áp suất cao hơn và giải hấp ở áp suất thấp hơn liên tục thay đổi qua lại, do vậy mà tên gọi của công nghệ có cụm từ “chuyển đổi”.
Để hiểu hơn về PSA, chúng ta cần biết về cấu trúc CMS (Carbon Molecular Sieve). Phân tử cacbon CMS là một vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thu không phân cực, hấp thu khí oxy và khí nitơ với tỉ lệ khác nhau.
Không khí thông thường chứa 78% nitơ, 21% oxy và phần còn lại là CO2, hơi nước và lượng nhỏ các loại khí khác. Oxy (Z=8) có số hiệu nguyên tử lớn hơn so với Nitơ (Z=7), do vậy lực hút điện từ tác động vào lớp vỏ electron của Oxy lớn hơn Nitơ khiến cho kích thước của phân tử khí Nitơ lớn hơn so với kích thước của phân tử khí Oxy. Vì vậy khi cho một dòng khí lấy từ tự nhiên vào máy với một áp suất đủ lớn, các phân tử khí oxy sẽ đi vào lớp mao quản của bộ phận CMS với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với phân tử khí nitơ và bị hấp thụ, luồng khí còn lại sẽ là một luồng khí giàu nitơ sau đó được nén ở áp suất cao.
Khi các hạt hấp thụ CMS đã ngâm đủ khí Oxy thì dòng khí Nitơ được tạo ra sẽ được vận chuyển qua bình tiếp theo. Lúc này chỉ cần tiến hành hạ áp, các phân tử Oxy sẽ được dẫn ra ngoài. Các hạt CMS sẽ được tái tạo và chuẩn bị cho đợt hấp phụ tiếp theo. Quá trình này được lặp lại để làm tinh nồng độ khí Nitơ. Các phân tử khí oxy có trong dòng khí sẽ tiếp tục được hấp phụ một lần nữa. Chu trình hấp phụ và xả oxy được lặp lại giữa bình 1 và bình 2 cho đến khi dòng khí đạt nồng độ Nitơ cần thiết theo yêu cầu.
Tuổi thọ trung bình của rây phân tử lên tới 40.000 giờ hoạt động.
Cấu tạo chi tiết của máy tạo khí nitơ bơm lốp xe
Các loại máy tạo khí nitơ sử dụng bơm lốp xe tại các gara thường bao gồm 7 thành phần chính:
-
- Nút bật tắt: Đây là vị trí nút nguồn của máy bơm khí nitơ.
- Đồng hồ dùng để đo áp suất: gồm 2 loại là đo áp suất của máy và đo áp suất khí thường.
- Bảng tính điện tử: Hiển thị thời gian nạp khí của máy bơm khí nitơ.
- Van thoát khí nitơ.
- Van thoát không khí.
- Van dẫn khí phía dưới và van điều chỉnh áp suất khí.
- Bộ lọc khí.
Nếu muốn sử dụng máy bơm khí nitơ, trước hết bạn cần một chiếc máy nén khí từ 7,5HP trở lên để kết nối. Sau đó, để bơm lốp, bạn cần đảm bảo rằng phần không khí bên trong lốp đã được hút cạn tới mức tối đa. Lúc này máy bơm lốp nitơ bắt đầu hoạt động. Độ tinh khiết của nitơ được bơm vào sẽ được đảm bảo và phát huy được hết công dụng.
So sánh giữa máy tạo khí nitơ bình khí nitơ nén
Hiện nay, nguồn khí nitơ có thể được dùng từ 2 nguồn: Bình khí nitơ đóng sẵn và máy tạo khí nitơ. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.
Với bình khí nitơ đóng sẵn do các nhà cung cấp chuyên nghiệp sản xuất như Khí Hà Nội, ưu điểm đó là không tốn kém chi phí đầu tư cho máy móc, mua và sử dụng nhanh chóng gọn nhẹ, chi phí mua bình cũng không cao, sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên về lâu dài nếu sử dụng thường xuyên thì chi phí sẽ cao hơn so với đầu tư máy tạo khí nitơ. Với một máy tạo khí nitơ nhà đầu tư có thể hoàn vốn sau 2-3 năm sử dụng, chủ động được nguồn cung và lưu lượng khí cần thiết, cũng như đạt được độ tinh khíết cao nhất. Vì vậy tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng riêng mà khách hàng lựa chọn loại hình cung cấp khí Nitơ phù hợp.
Địa chỉ cung cấp khí Nitơ
Nếu bạn đang có nhu cầu mua khí Nitơ hãy liên hệ ngay với khí công nghiệp Hỷ Vân. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giao hàng cho bạn nhanh nhất có thể.
Khí công nghiệp Hỷ Vân là một trong những nhà cung cấp khí Nitơ công nghiệp, Nitơ tinh khiết, Nitơ lỏng uy tín hàng đầu, chúng tôi chuyên sản xuất, chiết nạp, bán lẻ khí Nitơ chất lượng cao.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng có thể liên hệ số điện thoại 0969.690.155 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí!