Cấu tạo chai khí nén và lưu ý khi sử dụng

10/10/2022

Đúng như tên gọi của mình, chai khí nén hay bình khí nén là thiết bị chứa khí nén giúp phân phối khí công nghiệp từ nơi sản xuất tới tay người sử dụng. Chai chứa khí nén hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và len lỏi vào trong mọi mặt của đời sống hàng ngày. Tuy được thiết kế vô cùng an toàn với những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tai nạn hy hữu gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản nếu không được sử dụng, bảo quản đúng cách. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khí công nghiệp, công ty Khí công nghiệp Hỷ Vân chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kiến thức để đảm bảo an toàn khi sử dụng chai khí công nghiệp.

Các loại chai khí nén phổ biến
Các loại chai khí nén phổ biến

1. Cấu tạo chai khí nén

Nhìn chung, chai khí nén có cấu tạo gồm vỏ chai và van xả. Vỏ chai làm bằng thép hoặc nhôm, có hình trụ tròn, ruột rỗng với thành bằng thép dày 1/4 inch, cổ và đáy chai được gia cố.
Có hai loại chai khí nén cơ bản:

    • Loại không thể nạp lại là loại chai khí được thiết kế để sử dụng một lần và không thể nạp lại khí hoặc tái sử dụng khi đã sử dụng hết.
    • Loại có thể nạp lại được thiết kế để nạp lại và tái sử dụng nhiều lần.
Cấu tạo vỏ chai khí nén
Cấu tạo vỏ chai khí nén
Mặt cắt vỏ chai khí
Mặt cắt vỏ chai khí

Loại chai có thể nạp lại có những thành phần cấu tạo đặc biệt dựa vào loại khí được sử dụng bên trong:

    • Chai khí axetylen có vật liệu phụ là xốp giúp ổn định khí axetylen có tính chất cực kỳ dễ bay hơi. Axeton được sử dụng để ổn định axetylen, nhưng các túi axetylen nguyên chất có thể phát triển ở thân van nếu chai khí không được giữ ở vị trí thẳng đứng, hoặc nếu chai khí bị móp méo, hư hỏng. Chai axetylen cần luôn được giữ ở vị trí thẳng đứng! Nếu phát hiện thấy chai khí không ở vị trí thẳng đứng, hãy đặt nó ở vị trí thẳng đứng và để yên ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng hoặc liên hệ với nhà cung cấp để được hướng dẫn.
    • Một số khí, chẳng hạn như carbon dioxide, thường được sử dụng ở cả dạng lỏng và khí. Các chai khí này được thiết kế có một ống xi phông, hoặc ống “nhúng”. Xi phông đóng vai trò như ống hút để hút chất lỏng từ đáy chai khí khi cần thiết. Van kéo hơi khí từ đỉnh chai khi cần ở dạng khí.

2. Hư hỏng chai khí

Trong quá trình sử dụng, chai khí có thể bị hỏng theo một số cách:

    • Nhiệt độ: Ảnh hưởng của nhiệt độ có thể làm cho chai khí nở ra và co lại khi áp suất thay đổi. Dù được thiết kế để xử lý sự thay đổi áp suất ở một mức độ cho phép, tuy nhiên nếu nhiệt độ thay đổi quá cao có thể làm cho chai khí bị vỡ. Chai khí làm bằng nhôm bị ảnh hưởng bởi nhiệt nhiều hơn chai khí làm bằng thép. Một số nhà cung cấp sử dụng các dải nhiệt vô hình trên chai để xác định hư hỏng do nhiệt. Các dải này không nhìn thấy được dưới nhiệt độ chai thường, nhưng sẽ chuyển sang màu cam hoặc nâu nếu tiếp xúc với nhiệt độ hơn 50 độ C.
    • Hồ quang: Hồ quang bắn ra do hoạt động hàn có thể dẫn đến tăng nhiệt độ đủ để gây nổ hoặc kích hoạt thiết bị giảm áp. Điều này thường xảy ra trên các chai khí argon, carbon dioxide, helium và hỗn hợp trơ được sử dụng trong hàn heli. Những vết hư hỏng do hồ quang có thể dễ dàng nhận ra bằng một hoặc nhiều vết cháy xém, để lộ kim loại trần trên thân chai. Khi bị gây ra bởi điện cực dính, có thể có cặn kim loại lấp đầy trên chai khí nơi kéo điện cực.
      • Không bao giờ để chai khí trở thành một phần của mạch điện. Không đặt mỏ hàn hoặc giá đỡ điện cực trên chai vì bất kỳ lý do gì.
      • Các chai khí bị hỏng do hồ quang phải được loại bỏ và trả lại cho nhà cung cấp.
    • Các vết lõm: Xử lý sai cách hoặc va đập mạnh có thể gây ra các vết lõm trên thân chai, có thể làm yếu các thành của chai khí khiến nó dễ bị vỡ hơn.
    • Ăn mòn: Độ ẩm, muối, chất ăn mòn và các vật liệu khác có thể ăn mòn chai khí, đặc biệt là đáy chai khí nơi được lưu trữ trên mặt đất. Luôn bảo quản chai khí ở vị trí khô ráo, tốt nhất là trên bề mặt bê tông.
Vỏ chai khí bị hư hỏng do hồ quang
Vỏ chai khí bị hư hỏng do hồ quang

3. Những lưu ý khi sử dụng

a. Vận chuyển

    • Xe đến lấy hàng phải là xe sàn gỗ (không được dùng xe Benz, thùng sắt, xe súc kéo). Nếu là xe sàn sắt bắt buộc phải có những tấm đệm dưới sàn xe bằng cao su hoặc ván gỗ nhưng phải được dọn dẹp sạch sẽ, tuyệt đối không dính dầu mỡ.
    • Cấm kết hợp vận chuyển chai khí công nghiệp (oxy, axetilen, C3H8, H2….) với các vật tư, nhiên liệu hoặc các chất hóa học dễ cháy nổ khác trên cùng một thùng xe. Chai khí axetylen và chai oxy được phép để trên cùng một xe đẩy và phải cách nhau 10cm. Ở giữa hai chai dùng tấm chèn bằng gỗ hoặc cao su.
    • Chai chứa sản phẩm phải có vòng cao su hoặc giữa các chai phải có lớp đệm êm để chắn. Lớp dưới cùng phải chèn chặt, tránh va chạm, xô lăn tác động các chai vào với nhau.
    • Không xếp chai quá thành xe, xếp cân đối giữa xe và đầu van của chai, chai cùng chiều.
    • Sau khi xếp xong, khoá thành xe lại cẩn thận. Chuyên chở phải chắc chắn, trong quá trình chuyên chở phải nhẹ nhàng, tránh chấn động mạnh.

b. Bảo quản

    • Chai chứa khí nén phải có tem, mác, thông số dữ liệu để tránh gây nhầm lẫn và dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng.
    • Đối với những chai chứa khí hết hạn kiểm định, người quản lý cần xả hết áp suất của thiết bị trước khi đem đi kiểm định. Tuyệt đối không được lưu trữ và lưu hành loại khí này.
    • Cần đặt chai chứa khí vào kho chứa hoặc những nơi quang đãng, râm mát (nhiệt độ dưới 50 độ C), tránh đặt gần những nơi có nguồn nhiệt cao, những vật dễ gây cháy nổ. Nếu để ngoài trời phải có các phương tiện, dụng cụ che nắng. Tránh để ngoài nắng hấp thụ nhiệt cao sẽ làm tăng áp suất của chai.
    • Kho cất giữ chai chứa khí cần xây dựng ở những nơi ít dân cư, khô ráo, thoáng mát và phải có biển cấm hút thuốc.
    • Không để lẫn chai khí công nghiệp với với các chai chứa sản phẩm khác như: chai chứa khí gas LPG, dầu, mỡ hoặc các chất dễ cháy nổ khác.
    • Chai để trong kho xếp đứng thì nền phải bằng phẳng, chắc chắn không gồ ghề và có thanh giằng phân thành lô. Nếu xếp nằm thì giữa các chai phải có tấm đệm lót. Giữa các lô phải có khoảng cách đi lại để kiểm tra.
    • Đèn chiếu sáng trong kho phải là loại đèn phòng chống nổ.
    • Tuyệt đối không tổ chức bất kì hoạt động sinh hoạt nào trong kho chứa tránh gây chấn động trong kho.
    • Thường xuyên kiểm tra độ rò rỉ của bính chứa khí để kịp thời phát hiện những nguy cơ không an toàn và có khả năng xử lý vấn đề.

c. Sử dụng

    • Trước khi đưa vào sử dụng, cần phải kiểm tra tổng quát các chi tiết trên chai, phải chắc chắn rằng chai chứa đã được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như van an toàn, áp kế, rơ le…
    • Kiểm tra toàn bộ khuôn tay, phương tiện sử dụng… tuyệt đối không được dính dầu mỡ.
    • Tuyệt đối không tháo đầu êcu chặn của van khi trong chai, chai chứa khí còn áp suất.
    • Đóng mở van chai phải nhẹ nhàng và từ từ, tránh xung áp.
    • Khi không sử dụng sản phẩm phải đóng van chai lại.
    • Không nạp khí khác loại vào chai.
    • Những người chưa qua đào tạo không được sử dụng chai chứa áp lực.

4. Khí công nghiệp Hỷ Vân chuyên cung cấp chai khí nén chất lượng cao

Chai khí nén mang lại nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên khi mua mọi người cần lưu ý chọn lựa những đơn vị cung cấp sản phẩm chính hãng, uy tín để đảm bảo chất lượng của chai cũng như tìm hiểu về các kiểm định chất lượng của sản phẩm này có phù hợp với những tiêu chuẩn theo quy định hay không. Công ty khí công nghiệp Hỷ Vân là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu về cung cấp các loại chai tích khí.
chai tích khí của chúng tôi được được đăng ký sử dụng và kiểm định KTAT – kiểm định an toàn thiết bị. Nhân viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật khí nén, kịp thời hỗ trợ tư vấn cho khách hàng.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn bảo quản những chai khí công nghiệp môt cách an toàn, tránh được những tác hại đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.
Mọi thông tin tìm hiểu thêm về sản phẩm cũng như nhu cầu mua và sử dụng khí công nghiệp hãy liên hệ đến công ty chúng để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất. Hotline: 0969.690.155